Hầu hết các công ty không nhận ra rằng có nhiều thứ để 'Số hóa' hay 'Chuyển đổi số' hơn là phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật số. Quản lý vô số công việc giấy tờ cùng với lượng lớn các công việc khác của công ty là một phần của mọi doanh nghiệp. Nhưng thường thì đó là một quá trình bận rộn và tẻ nhạt, cái kết là hiệu quả của công ty bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường không có đủ chuyên môn nội bộ để xử lý tất cả và do đó, các công ty sẽ gặp khó khăn thực hiện những loại công việc này khi chỉ có một số ít nhân viên lành nghề.

Để đạt được hiệu quả vận hành cao, các công ty phải bước vào giai đoạn chuyển đổi số và quản lý công việc theo một cách tốt hơn. Chuyển đổi số, ở đây, đề cập đến quá trình chuyển toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sang nền tảng kỹ thuật số và kết nối con người cùng máy móc với nhau, từ đó giảm thiểu khoảng cách giữa con người và công nghệ. Chuyển đổi số là quá trình áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào việc hoàn thiện hơn quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là việc đưa các thiết bị mới nhằm kết nối những người làm việc từ xa, phát hành các ứng dụng di động để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho truyền thông nội bộ hay việc ứng dụng chính sách không giấy tờ bằng các giải pháp kỹ thuật số.

Để tồn tại trong thời đại cạnh tranh cao như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng họ đang có giải pháp kỹ thuật số và đang tận dụng hiệu quả công nghệ kỹ thuật số. Các doanh nghiệp ngày nay, không kể đến quy mô, vẫn đang đảm bảo có sự áp dụng công nghệ số và được trang bị đầy đủ công nghệ sẵn có để hoạt động hiệu quả cũng như tối thiểu hóa chi phí. Mặc dù quá trình số hóa đang diễn ra trên quy mô lớn, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay vẫn còn hoài nghi về việc tiếp nhận nó. Điều này xảy ra có thể vì sự thiếu kiến thức đúng đắn, sợ rủi ro, chi phí phát sinh cho công nghệ mới,...

Tuy nhiên, vẫn có hàng tá cơ hội trong thế giới kỹ thuật số đang mở ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng giúp họ tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn vì công nghệ thì linh hoạt và luôn có thể cải tiến. Điều này vô cùng có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra, sự hiện diện của họ trong thế giới kỹ thuật số có thể mở ra nhiều cơ hội.

Một yếu tố cực kỳ ấn tượng và có lợi khác của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng kỹ thuật số chính là họ có thể áp dụng công nghệ tự động hóa cho mọi đầu việc của họ. Với sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning), các nhiệm vụ yêu cầu kỹ năng cao giờ đây có thể dễ dàng tự động hóa và điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Ngoài ra, người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn phải làm những công việc cấp thấp hay những công việc mang tính lặp lại khiến tinh thần đi xuống. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc, có thể họ sẽ đầu tư năng lượng và kỹ năng vào việc cải thiện tổ chức trong lâu dài.

Bằng cách giảm thiểu giấy tờ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi qua việc hạn chế lỗi phát sinh, từ đó quá trình vận hành trở nên nhanh chóng hơn. Với chuyển đổi số, dữ liệu được nhập nhanh chóng và hiệu quả cũng như có thể chia sẻ giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này làm cải thiện chất lượng công việc và hiệu quả trao đổi thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Chưa kể, nó còn giúp tiết kiệm phần lớn thời gian.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn đã nhanh chóng áp dụng chuyển đổi số và họ tăng trưởng hơn đáng kể so với các doanh nghiệp khác. Đối với các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng phương pháp, kỹ thuật truyền thống để tăng trưởng và phát triển, họ có thể sẽ phải trải qua một quá trình khó khăn để tạo dựng tên tuổi và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.